Hút đờm bằng máy tại nhà

1. TẠI SAO PHẢI HÚT ĐỜM DÃI

  1. – Làm sạch dịch tiết, thông đường hô hấp.

  2. – Tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí.

  3. – Lấy dịch xuất tiết để xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh.

  4. – Phòng ngừa nhiễm khuẩn và các biến chứng ở đường hô hấp do dịch tích tụ.

 2. NHỮNG AI CẦN HÚT ĐỜM DÃI

  1. – Người Bệnh có nhiều đàm nhớt không tự khạc ra được.

  2. – Người Bệnh  hôn mê, lơ mơ, động kinh, co giật.

  3. – Người Bệnh  hậu phẫu còn ảnh hưởng của thuốc mê.

  4. – Người Bệnh  đang thở qua ống nội khí quản hoặc mở khí quản. 

3. MÁY HÚT ĐỜM DÃI

  •    Máy hút đờm thường được dùng đối với các đối tượng người già, người không có khả năng ho, khạc nhổ đờm, đường thở bị tắc nghẽn như người sau phẫu thuật mở khí quản, tiểu phẫu và điều trị chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật tại nhà.

  •    Những bệnh nhân bị các bệnh hô hấp mãn tính như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính, hen suyễn rất nhiều đờm dãi bít tắc đường thở cũng cần đến biện pháu hút đờm hiệu qủa.

  •    Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu cung cấp sản phẩm máy hút đờm dành cho người lớn với các chức năng, thiết kế và giá thành khác nhau. Sau đây là một số nhãn hiệu máy hút đờm được sử dụng khá phổ biến:

4. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ

4.1. Hút đàm nhớt ở đường hô hấp trên:

– Dụng cụ vô khuẩn:

  • + 1 chum chứa NaCl 0.9 %

  • + Gạc

  • + Ống hút đàm phù hợp.

  • + Găng tay vô khuẩn (hoặc một chiếc găng vô khuẩn, một chiếc găng sạch)

– Dụng cụ sạch:

  • + Khẩu trang, kính bảo hộ (nếu cần)

  • + Máy hút + dây nối (đã kiểm tra).

  • + Giấy lót không thấm (nếu cần).

  • – Dụng cụ khác:

  • + Túi đựng rác y tế, rác sinh hoạt

  • + Dung dịch sát khuẩn tay nhanh      

4.2. Hút đàm nhớt đường hô hấp dưới:

– Dụng cụ vô khuẩn:

  • + 2 chum chứa NaCl 0.9 %

  • + Gạc

  • + 2 ống hút đàm         

  • + Găng tay vô khuẩn.

– Dụng cụ sạch:

  • + Khẩu trang, kính bảo hộ (nếu cần)

  • + Máy hút + dây nối (đã kiểm tra).

  • + Giấy lót không thấm (nếu cần).

– Dụng cụ khác:

  • + Túi đựng rác y tế, rác sinh hoạt.

  • + Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.     

5. TIẾN HÀNH KỸ THUẬT 

5.1. Hút đàm nhớt ở đường hô hấp trên:

  • – Nhận định tình trạng Người Bệnh.

  • – Vệ sinh tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

  • – Chuẩn bị dụng cụ, mang đến giường bệnh.         

  • – Báo và giải thích cho Người Bệnh (nếu được).

  • – Kiểm tra hệ thống máy hút, áp lực máy hút.

  • – Chuẩn bị tư thế Người Bệnh thích hợp với tình trạng bệnh lý, mặt nghiêng một bên về phía điều dưỡng.

  • – Trải giấy lót không thấm choàng qua cổ Người Bệnh (nếu cần).

  • – Tăng liều oxy cho Người Bệnh theo y lệnh 2-3phút (nếu Người Bệnh đang thở oxy qua ống thông hay cannula), hoặc hướng dẫn Người Bệnh hít thở sâu, chậm, ho.

  • – Rửa tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

  • – Mở mâm vô khuẩn hoặc mở gói hút đàm vô khuẩn.

  • – Mang găng vô khuẩn.

  • – Gắn ống hút vào dây nối an toàn (một tay vô khuẩn cầm ống hút đàm, một tay sạch giữ chỗ nối ống hút đàm và máy hút)    

  • – Bật máy, hút dung dịch NaCl 0,9% làm trơn ống.

  • – Dùng tay sạch lấy mask/cannula ra.

  • – Làm mất sức hút (bấm ống hoặc để hở bộ phận điều khiển trên ống hút đàm), đưa ống nhẹ nhàng vào mũi đến hầu hoặc miệng.

  • – Tạo sức hút (thả lỏng ống hoặc bịt kín bộ phận điều khiển trên ống hút), tiến hành hút đàm với động tác vừa xoay ống, vừa rút từ từ ống ra.

  • – Hút nước tráng ống làm trơn và sạch lòng trong  của ống hút (nếu cần).

  • – Nhận định tình trạng Người Bệnh, dừng 1 phút giữa các lần hút, gắn lại mask/cannula cho Người Bệnh (nếu cần), khuyến khích Người Bệnh hít thở sâu. Tiếp tục hút như trên đến khi thông thương đường hô hấp.

  • – Tắt máy, tháo ống hút.

  • – Tháo găng tay, vệ sinh tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

  • – Điều chỉnh liều oxy như ban đầu cho Người Bệnh.

  • – Báo cho Người Bệnh biết việc đã xong, cho Người Bệnh nằm lại tư thế tiện nghi.

  • – Thu dọn dụng cụ, xử lý chất thải lây nhiễm và đồ vải đúng cách.

  • – Vệ sinh tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

5.2. Hút đàm nhớt đường hô hấp dưới:

  • – Nhận định tình trạng Người Bệnh.

  • – Vệ sinh tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh..

  • – Chuẩn bị dụng cụ, mang đến giường bệnh.         

  • – Báo và giải thích cho Người Bệnh (nếu được).     

  • – Kiểm tra hệ thống máy hút, áp lực máy hút.

  • – Chuẩn bị tư thế Người Bệnh thích hợp với tình trạng bệnh lý, mặt ngửa, kê gối dưới vai.

  • – Trải giấy lót không thấm choàng qua cổ Người Bệnh (nếu cần).

  • – Tăng oxy lên 100% trong 2-3 phút (nếu Người Bệnh có thở oxy)/điều chỉnh FiO2 100% trên máy thở; hoặc hướng dẫn Người Bệnh hít thở sâu, chậm (nếu được).          

  • – Rửa tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.

  • – Mở mâm vô khuẩn hoặc mở gói hút đàm vô khuẩn.

  • – Mang găng vô khuẩn.

  • – Gắn ống hút vào dây nối an toàn (một tay vô khuẩn cầm ống hút đàm, một tay sạch giữ chỗ nối ống hút đàm và máy hút).   

  • – Bật máy, hút dung dịch NaCl 0,9% làm trơn ống.

  • – Làm mất sức hút (bấm ống hoặc để hở bộ phận điều khiển trên ống hút đàm), đưa ống nhẹ nhàng vào nội khí quản/mở khí quản (sâu bằng chiều dài của ống NKQ/MKQ cộng thêm 1-1,5cm) hoặc cho đến khi cảm thấy vướng/phản xạ ho thì kéo lui ống khoảng 1cm.

  • – Tạo sức hút (thả lỏng ống hoặc bịt kín bộ phận điều khiển trên ống hút), tiến hành hút đàm với động tác vừa xoay ống, vừa rút từ từ ống ra.

  • – Hút nước tráng ống làm trơn và sạch lòng trong của ống hút (nếu cần).

  • – Nhận định tình trạng Người Bệnh, dừng 1 phút giữa các lần hút, gắn lại máy thở cho Người Bệnh (nếu cần), khuyến khích Người Bệnh hít thở sâu. Tiếp tục hút như trên đến khi thông thương đường hô hấp.

  • – Tiếp tục hút đàm ở mũi – miệng (giống như kỹ thuật hút đàm đường hố hấp trên).

  • – Tắt máy, tháo ống hút.

  • – Tháo găng tay, vệ sinh tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh..

  • – Tăng liều oxy cho Người Bệnh theo y lệnh 2-3 phút (nếu Người Bệnh có thở oxy)/ấn nút FiO2 100% trên máy thở; hoặc hướng dẫn Người Bệnh hít thở sâu, chậm (nếu được) để tăng thông khí.

  • – Điều chỉnh liều oxy như ban đầu hoặc điều chỉnh thông số máy thở như y lệnh cho NB.

  • – Báo cho Người Bệnh biết việc đã xong, cho Người Bệnh nằm lại tư thế tiện nghi.

  • – Thu dọn dụng cụ, xử lý chất thải lây nhiễm và đồ vải đúng cách.

  • – Vệ sinh tay thường qui/sát khuẩn tay nhanh.